Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách chế biến món lẩu cá khoai Quảng Bình

0

Cập nhật vào 13/01

Lẩu cá khoai Quảng Bỉnh rất thích hợp ăn mùa đông trong các bữa tiệc gia đình hay họp mặt bạn bè. Bạn có thể tự tay vào bếp chuẩn bị món này đãi mọi người bằng cách chế biến được chia sẻ dưới đây.

1. Nguyên liệu làm món lẩu cá khoai Quảng Bình

Để làm được món lẩu cá khoai cho 4 người ăn, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 2 kg cá khoai
  • 500 gam xương ống lợn
  • 300 gam xương gà
  • 200 gam cà chua
  • 300 gam rau cần
  • 50 gam hành tím
  • 100 gam hành lá
  • 100 gam thì là
  • 50 gam nghệ tươi
  • 500 gam bún tươi
  • 100 ml nước mẻ
  • Rau sống
  • Gia vị (nước mắm, bột nêm, tiêu xay …)

2. Cách chế biến nước lẩu cá khoai Quảng Bình

Bước 1: Sơ chế

  • Lấy xương lợn và xương gà rửa sạch, sau đó đem hầm nhừ.
  • Rửa cà chua rồi bỏ hột, băm nhuyễn, cho ra bát.
  • Lấy nghệ tươi, giã nát rồi cho vào nước lọc mẻ
  • Hành lá mang rửa sạch rồi cắt khúc.

Bước 2: Chế biến

  • Phi thơm hành củ rồi cho cà chua vào xào chín.
  • Chút hết phần cà chua vào nồi hầm xương, nên gia vị cho vừa
  • Cho phần nước mẻ và nghệ tươi vừa chế vào nồi nước lẩu để nước lẩu có vị chua thanh và mùi thơm của nghệ.
  • Sau khi chế xong nước dùng, bạn có thể bày nồi nước dùng, cá khoai, rau, bún và các món ăn kèm ra bàn để chuẩn bị thưởng thức.

3. Cách ăn lẩu cá khoai Quảng Bình

Cách chế biến lẩu cá khoai quảng bình
Lẩu cá khoai Quảng Bình thơm ngon đãi cả gia đình

Như đã đề cập ở trên, cá khoai là loài cá mềm, rất dễ nhũn, và cũng giàu chất dinh dưỡng, do đó, khi ăn, bạn không nên cho toàn bộ số cá vào nồi mà nên chia thành nhiều đợt, ăn hết một phần sẽ cho thêm phần khác.

Lẩu cá khoai đạt tiêu chuẩn sẽ có vị thơm của cá, vị ngọt của xương, vị chua mát của mẻ và mùi thơm của nghệ. Màu nước dùng có màu vàng của nghệ, đỏ của cả chua, trông bắt mắt.

Theo Đông y, cá khoai vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng… Ăn rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường… Lẩu cá khoai có công dụng bổ hư, mát huyết, sinh tân… Chữa đái tháo đường, sắc mặt hình thể khô khan, người mệt mỏi, đau đầu chóng mặt.

4. Một số món ăn khác từ cá khoai

Canh cá khoai nấu rau cải cúc: cá khoai, cải cúc, gừng, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ phế, nhuận táo, chỉ khái… Chữa phế nhiệt ho khan, viêm.

Cá khoai nấu rau cần: cá khoai, cà chua, rau cần ta, thì là, mùi tàu gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, mát huyết, dưỡng tỳ vị… Chữa chứng nội nhiệt khó lên cân, đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp, ho khan, đại tiểu tiện không thông.

Canh chua cá khoai: cá khoai, dứa, cà chua, dọc mùng, giá đậu, rau ngổ, hành lá, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, thanh nhiệt, hạ khí… Trị táo bón, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp và các chứng liên quan nóng nhiệt.

Cháo cá khoai: cá khoai, gạo mới, đậu xanh, hành, ngò mùi, tiêu, mắm muối gia vị vừa đủ. Cá khoai tươi làm sạch cắt khúc, khi cháo chín bỏ cá vào, nêm gia vị ăn nóng. Công dụng: bổ hư, dưỡng tỳ vị, sinh tân… Thích hợp người già ăn kém, mệt mỏi, chứng phù do suy dinh dưỡng, trẻ em còi cọc chậm lớn.

Xem thêm: Cách làm nem nướng Thọ Xuân Thanh Hóa đúng vị

5. Những ai không nên ăn cá?

Nhóm người đang điều trị bệnh gút nặng

Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điệu trị gút (gout), không nên ăn thực phẩm hải sản, vì có rất nhiều chất “dinh dưỡng” cho bệnh gút là purine trong thực phẩm như cá và tôm. Khi bệnh nhân đau khẩn cấp hơn, họ càng không nên ăn cá.

Nếu bạn muốn ăn, bạn có thể chọn cá có hàm lượng purine thấp, chẳng hạn như cá ngừ, mực và cá trích. Tránh ăn cá có hàm lượng cao như cá mòi, cá thu và mực.

Nhóm người bị dị ứng

Có nhiều người bị dị ứng với hải sản, chủ yếu là vì chúng là món ăn chứa nhiều protein, đây là một phản ứng dị ứng gây ra bởi loại protein đặc biệt này.

Nhóm người bị bệnh rối loạn chảy máu

Mỡ cá chứa một lượng khá cao axit eicosapentaenoic, có thể ngăn cholesterol lưu lại trên thành mạch máu và giảm nguy cơ xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, nó sẽ ức chế trực tiếp sự kết tụ của tiểu cầu, do đó làm nặng thêm các triệu chứng chảy máu.

Ăn cá trong trường hợp này sẽ không có lợi cho sự phục hồi của bệnh, vì vậy hãy cố gắng không ăn cá cho những người có chức năng tiểu cầu bất thường và xuất huyết dị ứng.

Nhóm người đang dùng thuốc

Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.

Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.

Nhóm người bị rối loạn chức năng gan và thận

Bởi vì cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận.

Những người trong nhóm này nếu muốn ăn cá phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Với những chia sẻ trên, hi vọng rằng bạn đọc đã ghi lại được cách nấu cá khoai đơn giản nhưng nhiều chất dịnh dưỡng để nấu ra món ăn ngon cho gia đình mình. Nếu có dịp đến với Quảng Bình, các bạn đừng quên ăn lẩu cá khoai tại vùng đất này, thưởng thức hương vị món ăn đặc trưng và rút ra được những kinh nghiệm nấu lẩu để có thể chế biến món này hoàn chỉnh hơn nhé. Chúc các bạn thành công.

Góc chia sẻ: Bạn có thể tìm hiểu ngay một số thông tin hữu ích về bệnh ung thư tuyến giáp sau đây

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.