Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hồng Trà Và Những Điều Thú Vị Không Phải Ai Cũng Biết

0

Cập nhật vào 12/03

Hồng trà là gương mặt xuất hiện thường xuyên trong các công thức pha chế đồ uống hiện nay rất được ưa chuộng với mùi vị đặc trưng. Nhưng ít ai biết rằng, hồng trà là gì? Loại trà này khác với trà đen, lục trà như thế nào? Qua bài viết hôm nay, Trà Chính Sơn sẽ giải đáp cho bạn những điều thú vị đó. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Hồng trà là gì?

Hồng trà là cách gọi của người Trung vì sắc trà có màu hồng ngọc hay nâu đỏ sau khi hãm và pha trà. Ngoài ra, loại trà này còn được người ta gọi là trà đen (Black Tea), tên gọi xuất phát từ việc người phương Tây dựa vào màu sắc của lá trà sau khi sấy khô. Lá trà được sản xuất bằng việc lên men toàn phần, được oxy hoá 100% lá và búp non cây chè xanh. Hồng trà có vị thơm nhẹ, ít chát và gần như phù hợp khẩu vị đa số người Việt Nam.

Hồng trà

Hồng trà có màu hồng ngọc hoặc nâu đỏ

Cách để phân biệt hồng trà:

  • Lên men: theo cách người phương Tây phân chia thành 3 loại: trà xanh (không lên men), trà Ô Long (bán lên men) và hồng trà (lên men toàn phần).
  • Màu sắc và mùi vị: người Trung Quốc chia thành 6 loại: lục trà, ô long, bạch trà, hồng trà, hắc trà và hồng trà

2. Sự khác nhau giữa hồng trà và trà đen

Khi thưởng thức trà, nếu muốn uống trà đậm vị, thường người ta sẽ phải hái những lá trà hơi già. Lúc này loại trà này được gọi là trà đen. Còn khi muốn dùng trà với hương thơm nhẹ, dịu ngọt, có vị thanh, lá trà được dùng lúc này non – chúng là hồng trà. Trà đen đậm đặc nên người sống ở Châu Âu đặc biệt là Anh Quốc rất ưa chuộng, họ thích uống trà cùng với sữa hoặc đường.

Phân biệt hồng trà và trà đen:

Hồng trà:

  • Oxy hóa từ 80 – 95 độ
  • Màu lá nâu đen
  • Còn nguyên lá
  • Hương thơm mùi quả chín, thanh, hậu ngọt hơn Trà Đen
  • Nước có màu đỏ cam đến nâu đỏ

Hồng trà

Hương thơm Hồng trà ngọt dịu, thanh

Trà đen:

  • Oxy hoá hoàn toàn
  • Còn nguyên lá hoặc nhuyễn
  • Hương thơm đậm của hoa quả chính, thi thoảng có vị khói, đậm và có một số loại hơi đắng chát
  • Nước có màu nâu đỏ đậm

Hồng trà

Trà Đen mùi đậm, một số đắng chát

Trà đen phù hợp để pha trà sữa vì chúng có giá thành khá rẻ, độ đậm cao nên khi pha cùng sữa hay đường thì vẫn cảm nhận được vị trà. Còn hồng trà phù hợp để pha trà nóng, trà trái cây vì có thế mạnh mùi hương thơm nhẹ. Chúng ta cũng có thể pha trộn hai loại trà này để cho ra mùi vị khá mới mẻ.

3. Những điểm khác nhau giữa hồng trà và lục trà

Lục trà hay còn được gọi là trà xanh, được sản xuất từ lá non của cây chè xanh. Lá chè này sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế và sấy khô. Quá trình đem lại mùi thơm cho trà, màu sắc đẹp, vị trước chát sau ngọt và thơm ngon.

Phân biệt giữa hồng trà và lục trà:

Cách chế biến:

  • Hồng trà sẽ trải qua quá trình: Làm héo, vò, lên men, xao khô
  • Lục trà sẽ được sản xuất theo quy trình: Làm héo, vò, lên men, xao khô

Màu sắc: Lục trà được sản xuất với mục đích là giống lá tươi nhất có thể nên loại trà này có màu sắc và hương vị lá trà tươi. Nước thường có màu xanh lá hoặc vàng. Ngược lại hồng trà thường có sắc thái từ vàng, đỏ cam đến nâu đen.

Cách pha:

  • Cách pha hồng trà: Nên pha ở nhiệt độ từ 90 – 100 độ C, ở nhiệt độ này mới đủ để chiết xuất toàn bộ thành phần hoá học của nó. Trà này thường ít kén nước hơn lục trà. Bạn có thể dùng nước máy hoặc nước đóng chai đều được. Lá trà nên được ngâm với thời gian lâu hơn lục trà (3 – 5 phút với cách pha thông thường).

Hồng trà

Cách pha hồng trà ngon

  • Cách pha lục trà: Nên pha ở nhiệt độ 70 – 80 độ C, nếu pha với nhiệt độ cao thì các thành phần như tanin và cafein sẽ thoát ra nhiều làm trà đắng và chát. Một số loại lục trà sản xuất tại Việt Nam thường được vò nhiều lần, lớp biểu bì của trà sẽ bị rách nhiều. Vì vậy không cần pha nước có nhiệt độ quá lớn. Lục trà nên được ngâm trong 2 – 3 phút với cách pha thông thường).

Hồng trà

Cách pha lục trà ngon

4. Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà hồng trà mang lại

Hồng trà đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đem lại nhiều tác động lành mạnh cho sức khỏe. Tập thói quen uống trà thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta một số lợi ích sau:

  • Tốt cho tiêu hoá: Hồng trà có khả năng giúp thúc đẩy một số loại vi khuẩn tốt trong đường ruột. Trong khi đó lại hạn chế những vi khuẩn xấu phát triển.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Nghiên cứu cho thấy việc uống từ 4 tách hồng trà mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ đến 32%.
  •  Giảm cholesterol: Uống hồng trà thường xuyên giúp giảm cholesterol ‘xấu’ ở người thừa cân hoặc béo phì.
  • Góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: Nghiên cứu cho thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm hơn ở người uống hồng trà thường xuyên so với người không có thói quen uống trà.

Hồng trà

Tác dụng diệu kỳ của hồng trà mang lại

5. Quy trình sản xuất hồng trà

Tại mỗi nơi chúng ta sẽ có những cách chế biến khác đi một chút. Nhưng về cơ bản, lá trà được chế biến qua 04 bước sau: Làm héo, vò, lên men và xao khô.

  • Làm héo: trà tươi được rải lên chiếc nong bằng tre, được đặt tại nơi khô ráo và thoáng mát. Công đoạn này sẽ giúp làm lá trà mất nước, rút gọn chế biến.
  • Vò: Sau giai đoạn làm héo, là trà được vò ở nhiệt độ vừa phải. Công đoạn này sẽ làm rách lớp biểu bì lá, giúp cho các thành phần enzyme thoát ra ngoài. Vò giúp định hình dáng lá đồng thời tác động đến hương vị của trà sau chế biến.

Hồng trà

Thành phẩm Hồng trà

  • Lên men: Sau khi vò, lá trà sẽ được lên men bằng cách để ở nơi mát hay và có độ ẩm cao, thuận lợi trong việc tiếp xúc với không khí. Trà lúc này từ màu xanh chuyển dần dần sang màu đỏ như đồng.
  • Xao khô: Là công đoạn cuối cùng trong chế biến, giúp lá trà ngừng quá trình lên men lại. Lá trà được xao và tiếp tục được vò để đình hình lá trà, lúc này lá trà  đã thành phẩm.

Trên đây là tất tần tật những thứ cần biết về hồng trà, cách phân biệt chúng với lục trà và trà đen, công dụng của lá trà mang lại. Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về loại trà này và những điều thú vị của nó. Đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.