Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Học cách nấu nấm linh chi với gừng, nên nấu bằng nồi gì?

0

Cập nhật vào 12/04

Nấu nấm linh chi với gừng giúp hỗ trợ phòng và điều trị ung thư, chống viêm, chữa cảm lạnh, tốt cho tim mạch. Bạn nên sử dụng nồi đất nung, sứ, sành để nấu nấm linh chi thay vì các loại nồi kim loại như nhôm, sắt, đồng.

1. Nấm linh chi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không phải ngẫu nhiên mà nấm linh chi lại được mệnh danh là thần dược đối với sức khỏe. Linh chi hiện có nhiều loại, xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì đa số là nấm linh chi được trồng công nghiệp nên cây nấm kích thước to, trọng lượng nặng nhưng dược chất không quá nhiều. Còn nấm linh chi Trung Quốc khi nhập về Việt Nam thường là nấm giả, kém chất lượng, uống vào tổn hại sức khỏe. 

Nấm linh chi Việt Nam cũng có 2 loại trồng và tự nhiên, trong đó nấm linh chi tự nhiên tốt hơn hẳn. Nấm linh chi Việt Nam có thể mọc trên nhiều loại gỗ khác nhau nhưng quý nhất vẫn là mọc trên cây gỗ lim xanh đã mục, người ta thường gọi là Nấm lim xanh. Hàm lượng dược chất quý trong nấm linh chi rừng ước tính cao gấp 2 – 3 lần so với nấm linh chi thông thường, do vậy giá thành cũng đắt hơn, nấm cũng khan hiếm hơn. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về dược tính, giá cả của loại dược liệu này tại mục: Nấm lim xanh ở rừng.

Nấm linh chi hỗ trợ rất chữa trị rất nhiều loại bệnh lý khác nhau
Nấm linh chi hỗ trợ rất chữa trị rất nhiều loại bệnh lý khác nhau

Một số tác dụng được biết đến của nấm linh chi bao gồm:

Hỗ trợ điều trị ung thư: Germanium có trong nấm linh chi cũng có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư bên trong cơ thể hình thành và phát triển. Đối với bệnh nhân ung thư hóa trị, xạ trị, uống nấm linh chi có tác dụng giảm đau, giảm tác dụng phụ gây ra.

Làm đẹp da, đẹp tóc: Nấm linh chi được xem là chất oxy hóa tốt, có khả năng loại bỏ độc tố và loại bỏ các sắc tố trên da, giúp da mặt săn chắc, láng mịn và khỏe đẹp hơn. Nấm linh chi được xem là “thần dược” cải thiện làn da, ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ làn da của phụ nữ. Ngoài ra nấm linh chi còn có khả năng nuôi dưỡng  da đầu, giúp tóc chắc, khỏe, ngăn ngừa rụng tóc rất hiệu quả.

Tốt cho hệ tim mạch: Trong nấm linh chi chứa tinh chất Ganoderma rất lớn, đây là tinh chất rất tốt cho quá trình lưu thông máu, giúp máu được làm đoản, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Vì thế đối với những người bị huyết áp cao, nấm linh chi là thảo dược tuyệt vời mà họ nên sử dụng.

Ngoài ra thành phần adenosine và alkaloid có trong nấm linh chi có công dụng rất tốt trong việc giãn mạch máu. Sử dụng linh chi giúp cho mạch máu được giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu đi khắp cơ thể. Điều này có tác dụng rất to lớn trong quá trình làm lành vết thương, điều hòa huyết áp, giúp cơ thể linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Nâng cao sức khỏe gan, thận: Nấm linh chi có chứa axit ganoderic có khả năng bảo vệ và phòng chống các tác nhân ảnh hưởng đến gan và thận rất tốt. Ngoài ra nấm linh chi còn có khả năng giải độc, bài tiết mọi độc tố, giúp mát gan, nhuận trường, tăng cường sinh lực. Sử dụng nấm linh chi thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả.

Tác dụng khác: Hỗ trợ trị tiểu đường, xơ gan, gout, huyết áp cao, giảm mệt mỏi và căng thẳng…

Bạn có thể tìm hiểu đầy đủ các tác dụng của nấm linh chi rừng trong bài Tác dụng nấm lim xanh.

2. Tổng hợp các cách chế biến nấm linh chi rừng tự nhiên

#1. Nấu nấm linh chi với gừng

Nấu nấm linh chi với gừng có tác dụng gì?

Ở phía trên bài viết chúng ta đã được tìm hiểu tác dụng tuyệt vời mà nấm linh chi mang lại. Với gừng thì cũng là nguyên liệu phổ biến trong căn bếp mỗi gia đình nhưng không phải ai cũng biết tác dụng vàng mà dược liệu này mang đến cho sức khỏe con người. Cụ thể:

Các chất dinh dưỡng có trong gừng:

  • Các khoáng chất thiết yếu: natri, sắt, kali, magie, phốt pho và kẽm
  • Các vitamin thiết yếu: Vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9)
  • Chất chống viêm và chống oxy hóa: axit pantothenic , beta-carotene, capsaicin , curcumin, axit axetic và salicylate trong đó.
  • Các hợp chất khác: shogaol, zerumbone, terpenoid, flavonoid, panadol và gingerol trong gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Gừng mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới
Gừng mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới

Công dụng của gừng với sức khỏe:

Chữa rối loạn tiêu hóa: Hợp chất Phenolic trong củ gừng được chứng minh rằng có khả năng làm giảm những triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như là đầy hơi, chướng bụng, táo bón.

Khi gừng vào trong dạ dày nó sẽ kích thích dạ dày sản xuất dịch vị giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, trung tiện tốt.

Đồng thời, củ gừng cũng có lợi đối với enzyme trypsin và lipase trong tuyến tụy, giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru.

Chữa cảm lạnh: Ăn gừng khiến cho cơ thể sinh nhiệt từ bên trong và tăng cường bài tiết mồ hôi. Gừng có chứa crom, magie và kẽm có tác dụng cải thiện lưu thông máu, cũng như ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức. Vì thế, nhai một vài lát gừng nướng là một mẹo đơn giản để chữa cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Ổn định huyết áp: Gừng rất giàu kali (100g gừng tươi có chứa 415mg kali) – một khoáng chất được chứng minh rằng có thể giúp giảm huyết áp.

Chống viêm: Shogaol và Panadol trong củ gừng chịu trách nhiệm cho khả năng chống viêm. Chúng có thể ức chế việc sản xuất các cytokine gây viêm trong cơ thể. Các cytokine tiền viêm chịu trách nhiệm cho sự điều hòa của các phản ứng viêm, có nghĩa là những phản ứng này xảy ra thường xuyên hơn trong cơ thể.

Tác dụng khác: Tốt cho tim mạch, phòng ngừa tiểu đường, chống lại ung thư, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ giảm cân…

Kết hợp nấu nấm linh chi với gừng có tốt không?

Từ những phân tích nêu trên có thể thấy cả gừng và nấm linh chi đều rất tốt cho sức khỏe. Nấu nấm linh chi với gừng hiện chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết sự kết hợp này gây hại, do vậy bạn hoàn toàn có thể nấu nấm linh chi với gừng để mang lại nhiều hiệu quả điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe hơn.

Cách nấu nấm linh chi với gừng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 15g nấm linh chi (nấm linh chi có rất nhiều loại, trong đó nấm lim xanh quý nhất, đắt nhất bởi chứa hàm lượng dược chất cao), nếu có điều kiện bạn nên lựa chọn nấm lim xanh để chế biến)
  • 15g Hoàng Kỳ
  • 1 củ gừng tươi
  • 200g thịt lợn nạc
  • Hành tím khô
  • Muối, hạt tiêu, rượu đế

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Nấm linh chi đem rửa sạch, thái nhỏ. Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng. Hành khô bỏ rễ, bóc vỏ, đập dập. Thịt lợn chần qua nước sôi, rửa sạch và thái lát vuông.

Bước 2: Cho nấm linh chi, gừng, hoàng kỳ, thịt lợn, hành, rượu đế vào nồi, đổ khoảng 1.5 lít nước lọc vào, đun sôi. Nếu thấy có váng bọt nổi lên thì vớt ra để nước được trong. Sau đó vặn lửa nhỏ đến khi thịt lợn mềm nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 3: Múc canh ra bát và sẵn sàng thưởng thức. Thường xuyên ăn canh nấm linh chi nấu gừng giúp bổ khí dưỡng huyết, bổ ích phế thận, dưỡng tâm an thần. Dùng chữa các chứng ớn lạnh, mất sức, hấp thu kém…

#2. Nấu nấm linh chi với đậu đen

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 20 – 30g đậu đen, nồi nấu.

Cách thực hiện:

  • Bước 1:Đậu đen đem rang thơm, nấu cùng với 0.5 lít nước.
  • Bước 2: Nấm linh chi rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 đến 1.5 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun tiếp cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 0.8 đến 1 lít nước.
  • Bước 3: Khi uống thì đổ 2 nước này vào với nhau, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.

#3. Nấu nấm linh chi với nụ hoa tam thất

Chúng ta có thể sử dụng nấm linh chi và hoa tam thất theo phương pháp pha trà: sấy nấm linh chi và hoa tam thất, sau đó tán thành bột, mỗi lần dùng 4-8g (hai thìa cà phê), cho vào 200ml nước sôi, hãm lại sau 10 phút rồi uống.

Hoặc bạn cũng có thể sắc với 10 -20g nấm, 3 – 4g hoa tam thất với 2 lít nước, đun cạn còn 1.5 lít nước uống trong ngày cũng rất tốt.

#4. Nấu canh nấm  linh chi với nấm mèo đen – nấm mèo trắng

Nguyên liệu: Linh chi 20g, nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, chà là 6 quả, thịt nạc 300g.

Cách làm: Linh chi xắt lát, nấm mèo đen và trắng ngâm nước cho nở, xé nhỏ, thịt nạc rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh.

Tác dụng: Tư bổ phế, vị. Hoạt huyết, nhuận táo. Cường tim, bổ não. Phòng chống ung thư. Giảm huyết áp, mỡ máu. Phòng ngừa bệnh mạch vành.

#5. Nấu nấm linh chi với gà, hạt sen

Nguyên liệu: Linh chi 20g, hạt sen 50g, vỏ quýt 1 góc, gà 1 con.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, gà giết mổ rửa sạch, hạt sen và vỏ quýt rửa sạch, tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.

Tác dụng: Bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, khí huyết bất túc, váng đầu, hoa mắt. Đặc biệt là bệnh suy nhược; sau khi mổ, phụ nữ sau khi sinh.

3. Các vấn đề cần chú ý khi nấu nấm linh chi

  • Thái lát hoặc xay nhỏ nấm linh chi là cách giúp hoạt chất của nấm dễ hoà tan nhất và không làm mất thời gian chế biến. Trừ phương pháp ngâm rượu ra, bạn nên áp dụng làm nhỏ linh chi với các cách chế biến còn lại.
  • Nấm linh chi tươi còn bẩn thì nên rửa nhẹ cho sạch, nấm còn dính bào tử, nấm khô đã được nhà sản xuất đóng gói thì không nên rửa. Nên bảo quản nấm linh chi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đối với nấm bị hư hỏng thì không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
  • Không nấu nấm quá lâu hoặc quá nhanh vì như thế hoạt chất sẽ mất đi hoặc chưa được phát huy hết. Tránh dùng nồi sắt để nấu nấm linh chi.

4. Uống nấm linh chi lâu dài có tốt không?

Với câu hỏi “uống nước linh chi lâu dài có tốt không?” thì đáp án là “có”.  Bạn có thể sử dụng nước linh chi để thay thế nước lọc và uống hàng ngày. Nước linh chi vừa đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày vừa cung cấp nhiều hoạt chất rất tốt để bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên bạn cần chú ý đến liều lượng sử dụng nấm sao cho phù hợp với từng đối tượng bởi sử dụng nhiều hoặc ít quá đều không tốt. Đối với người uống để bồi bổ sức khỏe nên dùng 10 -15g nấm linh chi/ngày, còn đối với người uống hỗ trợ điều trị bệnh thì dùng từ 20 – 30g nấm linh chi/ngày. 

5. Uống linh chi có béo không?

Rất nhiều người cho rằng nước linh chi có tính mát, giúp bồi bổ cơ thể nên sẽ rất dễ gây tăng cân. Tuy nhiên thực tế lại trái ngược hoàn toàn, nấm linh chi giúp tiêu hao mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc, xương khớp dẻo dai, da dẻ căng mịn và trắng hồng. Ngoài việc bảo đảm sức khỏe, tăng cường sinh lực thì nấm linh chi là dược liệu hàng đầu giúp chị em giữ dáng và làm đẹp.

Đó cũng chính là lý do mà phụ nữ sau khi sinh thường sử dụng nước linh chi để cải thiện làn da và vóc dáng.Nước linh chi có tác dụng giảm cân rất tốt, các chất có trong nấm linh chi như vanadium, crom, germanium hữu cơ,… có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy mỡ thừa, hạn chế quá trình hình thành mỡ thừa. Đồng thời nó còn giúp đào thải các độc tố, loại bỏ mỡ thừa và cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, giúp giảm nhanh mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ uống nấm linh chi có tốt không.

6. Nấu nấm linh chi bằng nồi gì?

Nấm linh chi nấu bằng nồi gì tốt nhất?

Nồi đất: Trong Đông y thì để sắc nước nấm linh chi hoặc chế biến các món canh, cháo, súp từ nấm thì nồi đất nung được coi là tốt nhất. Loại nồi này do được nung ở nhiệt độ vài nghìn độ C nên đã loại bỏ được nhiều nguyên tố vi lượng trong đất như nhôm, sắt, đồng – đây là các thành phần tham gia phản ứng hóa học với các chất hữu cơ có trong nấm, làm giảm tác dụng của nấm linh chi. Tuy nhiên nhược điểm của nồi này là dễ vỡ, khi đun lâu sôi, để khắc phục bạn có thể chọn loại nồi ấm sành, chạy bằng điện năng, có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu để tiện lợi hơn cho quá trình sử dụng.

Nồi inox, thủy tinh: Nồi inox có tính trơ, đảm bảo các dược chất, chất khoáng trong nấm không bị oxy hóa, đun nhanh sôi, tiết kiệm nhiên liệu, không bị nứt vỡ. Nồi thủy tinh cũng chịu nhiệt rất tốt, cũng là lựa chọn quý vị có thể tham khảo.

Không nên nấu nấm linh chi bằng nồi gì?

Các loại nồi kim loại như nhôm, sắt, đồng bạn không nên sử dụng để đun nấu nấm linh chi. Trong các chất liệu nồi này thường có chứa khá nhiều tanin phản ứng với các chất trong nấm gây kích ứng tiêu hóa, nguy hiểm hơn có thể khiến tình trạng sức khỏe của người dùng trở nên tồi tệ.

Nấm linh chi nấu bằng nồi áp suất được không?

Thường thì nấu linh chi bằng nồi áp suất nên áp dụng với các món hầm như gà hầm nguyên con  cùng linh chi để thịt gà mau chín mềm hoặc dùng nấu cháo giúp tiết kiệm thời gian và sử dụng nguyên liệu đun nấu.

7. Nên sử dụng loại nấm linh chi nào tốt nhất?

Nấm linh chi rừng tự nhiên là thảo dược siêu hạng, từ thời xa xưa nó đã được coi là vua của các loại thảo dược bời con người có thể dùng nấm linh chi lâu dài với số lượng lớn là không có tác dụng phụ. Nấm linh chi rừng đã được dùng trong hơn 2000 năm mà các nhà  khoa học vẫn không tìm ra được tác dụng phụ mà ở trong nấm linh chi tự nhiên.

Nấm linh chi tự trồng là loại nấm được nuôi trông trong một mô hình mà được kiểm soát từ các nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, công nghệ, nguồn nước…để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển củ nấm linh chi 

Đã từ rất lâu khi nhắc đến linh chi trong ý niệm của mọi người Nấm linh chi rừng Việt Nam luôn tốt hơn hẳn với linh chi trồng. Giá bán Nấm Linh chi rừng lúc nào cũng đắt tiền hơn linh chi trồng với các lí do khác nhau như: linh chi rừng do được hấp thu tinh khí của trời đất mà mọc lên (người xưa đã có câu linh chi xuất hiện từ khi có trời và đất). 

Trong trường hợp bạn đang mắc các bệnh lý nặng như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, gout, xơ gan,… thì lời khuyên là nên dùng nấm linh chi rừng tốt nhất. Tuy nhiên hiện nay vì lợi nhuận mà nhiều cá nhân tổ chức bán nấm linh chi trồng dưới mác linh chi rừng hoặc tinh vi hơn chúng trộn lẫn, khiến người mua khó có thể phân biệt. 

Cách phân biệt nấm linh chi tự nhiên và nấm linh chi nuôi trồng tại nhà được nhận biết dựa vào những đặc điểm như sau: 

  • Về hình thức: Nấm linh chi tự nhiên sẽ có hình thức xù xì, thô ráp nên nhìn khá xấu xí không được đẹp mắt như các loại nấm linh chi trồng nhân tạo tại nhà, nấm linh chi nhìn rất bắt mắt, bóng như được bôi mỡ. 
  • Về kích thước: Nấm linh chi tự nhiên không hẳn là phải to bản nhưng có độ dày và chắc. Nấm linh chi có độ dày từ 1 – 3cm, không bị vỡ thành nhiều mảnh khi dùng tay bẻ. Còn nấm linh chi nuôi trồng tại nhà sẽ có bản to, các tai nấm đều nhau nếu dùng tay bẻ sẽ vỡ thành nhiều mảnh.
  • Bằng mùi hương: Nấm linh chi tự nhiên có mùi thơm tự nhiên, để lâu không bị mọt đục vì rất cứng. Nấm linh chi trồng ít mùi thơm, nếu để lâu có thể bị mọt
  • Nhận biết bằng mùi vị: Nấm linh chi tự nhiên thường có vị đắng nhưng ngậm lâu thị lại ngọt. Nấm linh chi trồng thường ít đắng hơn, hương vị không dậy thơm bằng nấm linh chi tự nhiên.
  • Khi nếm: Nấm linh chi rừng thường có vị đắng nhưng ngậm lâu thị lại ngọt. Nấm linh chi trồng thường ít đắng hơn, hương vị không dậy thơm bằng nấm linh chi rừng.
5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.