Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 món bánh đặc trưng của người miền Trung

0

Cập nhật vào 02/07

Ngoài những món đặc sản nổi tiếng thì nếu có dịp khám phá mảnh đất miền Trung, bạn đừng quên thưởng thức những món bánh độc đáo ở đây nhé.

1. Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi có sợi bánh nhỏ như những sợi chỉ bện chặt vào nhau, mỏng mỏng mà không dính.

Thứ bánh hỏi có màu trắng đục, dai mềm vừa đủ theo quang gánh của các bà, các mẹ ra chợ. Bánh hỏi ngon phải đi kèm với lá hẹ tươi xắt nhỏ, dầu phi hành trộn đều trên những miếng bánh. Bánh thêm chút dầu hành, lá hẹ, ăn ngon mà không ngán.

Bánh hỏi lòng heo đặc sản miền Trung

Bánh hỏi có thể ăn kèm với nhiều thứ: giò chả, thịt luộc, thịt quay, trứng tráng…, nhưng ngon nhất vẫn là món bánh hỏi lòng heo và thêm tô cháo nóng. Lòng heo được chọn là những bộ lòng tươi, làm sạch, luộc chín.

Ruột, tim, gan, cật… đem thái mỏng sắp lên dĩa, rải thêm ít rau thơm, hạt tiêu. Bữa sáng được bày biện là dĩa bánh hỏi, dĩa lòng chín bốc khói, tô cháo nhỏ, rau sống, bánh tráng và chén nước chấm đầy đủ hương sắc. Thưởng thức từng miếng bánh, cuốn với lòng heo chấm vào mắm, ngon tuyệt.

2. Bánh xèo Bình Định

Một món ăn giản dị từ tên gọi cho đến cách chế biến, gọi bánh xèo vỏ Bình Định vì bánh không có nhân, chỉ có màu trắng tinh tươm của gạo, pha thêm chút màu xanh xanh của hành lá thái nhỏ để tạo hương thơm cho món bánh và bánh xèo này có nguồn gốc từ Bình Định nên có tên gọi như thế.

Bánh xèo Mỹ Cang Bình Định

Dù giản dị như thế, nhưng món ăn vẫn mang theo hương vị béo béo bùi bùi của bột gạo cùng mùi thơm của hành lá kết hợp với vị mặn ngọt của nước chấm cũng đã đủ làm nên hương vị cho món bánh xèo vỏ mộc mạc này rồi.

Bánh xèo được ăn kèm với rau sống và giá đỗ, có những nơi người ta sử dụng thêm nem lụi. Bánh chấm với nước mắm chua ngọt là đúng vị.

3. Bánh căn

Bánh căn là món ăn có xuất xứ từ người Chăm ở Ninh Thuận, qua thời gian, món ăn ngon và độc đáo này có mặt ở nhiều tỉnh như Quy Nhơn, Bình Thuận, Khánh Hòa… và trở thành món bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ.

Bánh căn đặc sản miền Trung

Bánh căn được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tẻ. Gạo đãi sạch, ngâm nước khoảng 6 tiếng cho mềm, thêm một ít cơm nguội rồi xay nhuyễn, pha loãng bột vừa phải.

Bột được khuấy đều rồi cho vào từng khuôn nhỏ trên một bếp nướng, sau đó thêm phần nhân bánh như trứng đánh đều hoặc tôm lột hay mực sữa, thịt ba rọi cắt nhỏ.

Người ta sử dụng nhân trứng gà, tôm, mực, thịt băm để làm bánh. Sự hòa quyện của những nguyên liệu tuyệt vời này khiến người ăn không thể cưỡng lại được. Chờ cho đến khi bột bánh cháy xém và có mùi thơm thì có thể lấy ra phết lên một lớp mỡ hành là dùng được ngay.

Bếp nướng bánh căn là một loại lò và khuôn đất rất đặc biệt gồm một là than bằng đất, phía trên bếp than là một khuôn đất với nhiều khay nhỏ hình như cái chén nhỏ, có nắp đậy vừa vặn. Vì được làm bằng khuôn đất nên lớp vỏ bánh giữ được độ giòn, lòng bánh mềm và rất thơm.

4. Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một trong những đặc sản nổi tiếng của miền Trung nói chung và của xứ Huế nói riêng.

Làm bánh bột lọc vô cùng đơn giản, nguyên liệu chính để làm bánh là bột năng. Bột được cho vào một cái mâm, đun chín nước sôi và đổ từ từ vào bột và trộn đều, hỗn hợp bột sẽ nửa sống, nửa chín.

Bánh bột lọc đặc sản Huế

Người làm bánh dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Sau đó, bột được ngắt ra thành từng cục nhỏ, nặn thành hình tròn và mỏng, cho nhân vào giữa miếng bột, ép lại thành hình bán nguyệt nhỏ.

Nhân bánh được làm từ tôm, thịt. Tôm để nguyên vỏ giúp bánh có màu hồng đẹp mắt của nhân tôm khi hấp chín, thịt lợn ba chỉ xắt hạt lựu. Hỗn hợp tôm thịt sau khi ướp gia vị cho vào chảo và bắt đầu đảo đều, vặn lửa nhỏ để giữ cho nhân không quá chín mà vẫn tươi giòn.

Giống như các món bánh Huế, bánh bột lọc chỉ ăn với mắm ớt loãng thật cay mà không cần ăn kèm rau như các món mặn khác.

Chiếc bánh bột lọc nho nhỏ nhưng lại có một sức quyến rũ rất riêng. Bánh trong suốt phô bày con tôm và lát thịt ăn với trái ớt xanh, mang vị cay đặc trưng của xứ Huế để cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên.

5. Bánh nậm

Miền Trung còn có bánh nậm, đây là một loại bánh đặc trưng của xứ Huế. Người ta có thể làm bánh nậm chay với nhân đậu xanh hoặc bánh nậm mặn với nhân là thịt cóc hoặc tôm.

Bánh nặm là một loại bánh đặc trưng của xứ Huế

Bánh nậm là món ăn dân dã nổi tiếng ở Huế, bởi vị ngon, bùi, không béo và không ngán, rất hợp khẩu vị từ người già đến trẻ nhỏ

Được làm từ bột nếp, tôm giã nhỏ rắc phía trên, được bọc trong lá dong hoặc lá chuối rồi hấp chín. Bánh nậm mang một hương vị hòa quyện từ vị lá, từ gạo và nhân tôm thơm ngọt. Màu xanh của lá, màu trắng của bánh và màu đỏ hồng của tôm tạo nên sự hài hòa mãn nhãn.

6. Bánh ướt thịt nướng

Chỉ nghe đến tên là người ta đã đoán được bánh ướt thịt nướng được làm từ gì. Bánh ướt thịt nướng là một món ăn hấp dẫn của người dân xứ Huế nói riêng và người dân miền Trung nói chung.

Bánh ướt thịt nướng đặc sản Đà Nẵng

Nếu một lần ghé qua nơi đây bạn đã từng được thưởng thức món bánh ướt thịt nướng này chắc chắn bạn sẽ mê mẩn với những món ăn đó.

Bánh ướt là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn và dùng liền (nên gọi là bánh ướt chứ không phơi khô như bánh tráng).

Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè (vừng). Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt.

Bánh ướt thịt nướng hấp dẫn là nhờ chấm với loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt… như một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Chính nhờ hương vị nước chấm rất đặc trưng mà món ăn bình dân này của Kim Long được nhiều du khách biết đến, tạo thêm nét chấm phá trong bức tranh ẩm thực đa sắc màu của Huế.

7. Bánh tráng kẹp

Bánh được làm từ bánh tráng mềm, không dày như các loại bánh khác. Với cách làm bánh thì khá đơn giản là bạn chỉ cần phết đều lớp nhân lên bánh, rồi gấp lại rồi nướng trên lửa than nhỏ lửa. thông thường thì nhân bánh còn có thêm một số thành phần như pate, trứng cút, hành phi.

Bánh tráng kẹp đặc sản miền Trung

Có thể nói phần điểm nhấn của bánh tráng kẹp Đà Nẵng chính là nước chấm, nhiều nơi gọi là nước sốt để chấm với bánh tráng kẹp. Nước chấm bánh này được làm từ bò khô, sate đậm đà, nước chấm lại sệt mà cay nồng thơm ngon.

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Dương Nhung – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đơn vị phân phối các sản phẩm bàn hội trường chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng, trong đó có Hòa Phát. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại danh mục: Bàn hội trường noithathoaphat.pro.
5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.