Cập nhật vào 15/05
Nuôi tôm mùa lạnh đặt ra những thách thức mới đối với người chăn nuôi khi mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp. Trong khi đó, đặc điểm của tôm nuôi chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 320C, khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C tôm sẽ ngừng sinh trưởng, cường độ bắt mồi thấp, tôm giảm ăn,tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,2 g/con/ngày (so với mùa nắng là 0,3 g/con/ngày), điều này có nghĩa thời gian nuôi sẽ bị kéo dài hơn khoảng 1,5 lần. Cường độ bắt mồi và chuyển hóa thức ăn kém, trong khi độ mặn, pH, kiềm thay đổi làm tôm khi lột xác thường bị chết do mềm vỏ. Cùng với đó, nhiệt độ xuống thấp làm cho hoạt động xi phông vệ sinh đáy của công nhân thường không đảm bảo.
Sau mỗi đợt mưa lạnh kéo dài lại là lúc trời nắng, nhiệt độ nước ao nuôi tăng, chất thải, thức ăn dư thừa, xác chết và vỏ tôm còn dư lại trong ao khi trời nắng ấm, nhiệt độ tăng trở lại sẽ phân hủy nhanh tạo nên các khí độc, tảo phát triển mạnh làm tăng độ pH, tăng sự hình thành NH3 gây hại đối với tôm. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước tăng giúp cho các vi khuẩn gây bệnh bùng phát nhanh chóng làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm bệnh (đốm trắng, hồng thân, phân trắng…) và có thể gây chết hàng loạt.
Biện pháp khắc phục nuôi tôm mùa lạnh
Đối với ao bạt: Chuẩn bị ao như bình thường các vụ trước thay bạt nếu bạt cũ, đánh rửa đáy ao sạch sẽ, nên phơi ao lâu hơn bình thường từ 2-3 ngày vì trời lạnh sẽ lâu khô hơn .Không nên lấy nước vào những ngày gió mùa vì nhiều nước sẽ có cặn bẩn và mầm bệnh … nước không ổn định, nếu có lấy thì lấy vào ao lắng xử lý rồi mới cho vào ao bạt.
Đối với ao đất: Vẫn cải tạo đáy ao như bình thường, nhưng cần diệt tạp khuẩn kỹ hơn vì một số loài giáp xác như cua, ốc …. Vào mùa đông lạnh có tập tính đào hang sâu hơn bình thường. Phơi ao lâu hơn bình thường từ 2-3 ngày vì trời lạnh ít nắng và lâu khô.
Sau khi cải tạo, chuẩn bị ao xong bà con nên lấy nước vào cao hơn bình thường từ 20-30cm. Vì mùa lạnh khối lượng nước càng ít thì nhiệt độ rất dễ giảm làm tôm chậm lớn, bỏ ăn. Nên lấy nước nhiều một tí sẽ giúp tầng nước bên dưới giữ nhiệt độ tốt hơn.
Để cân bằng môi trường nước, người nuôi cần sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học cho tôm để hỗ trợ.

Thức ăn cho tôm mùa lạnh
Như bà con cũng biết thì tôm thích nghi tốt nhất ở nhiệt độ 27-32 0C . Ở nhiệt độ này tôm ăn và phát triển rất mạnh nhưng khi nhiệt độ giảm vào những ngày đông thì theo cơ chế sinh học của cơ thể tôm sẽ giảm tiêu hao năng lương, chúng chỉ cần lượng thức ăn vừa đủ để duy trì các hoạt động cơ thể. Vì thế bà con cần kiểm tra nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, vào những ngày nhiệt độ giảm mạnh thì bà con có thể giảm cho ăn hoặc ngưng cho ăn để tránh tình trạng thức ăn dư thừa gây khí độc ảnh hưởng đến tôm. Nuôi tôm vào mùa lạnh nên đặc biệt chú trọng vấn đề kiểm soát thức ăn, rất hiếm khi phải tăng thức ăn nên mỗi cữ cho ăn bà con luôn phải kiểm tra nhiệt dộ nước để có lượng thức ăn cho tôm vừa đủ
Khi nhiệt độ giảm 20C thì lượng thức ăn cần giảm 30 – 50% lượng thức ăn hàng ngày và khi nhiệt độ ổn định lại cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp. Giảm và kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào ao nuôi, không để dư thừa ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Bổ sung thêm các chất hỗ trợ như Vitamin C, men tiêu hóa… nhằm tăng sức đề kháng cũng như hấp thu của tôm.
Tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách sử dụng hỗn hợp các chế phẩm như bổ gan Betaglucan, Vi sinh hỗ trợ đường ruột, vi sinh xử lý nước… ; Vào những ngày mưa nhiều phải thường xuyên kiểm tra pH và độ kiềm 3 – 4 giờ/lần. Phải duy trì pH > 7,8. Nếu thấy pH giảm hàng ngày phải chủ động bón vôi nóng (CaO) với liều lượng 10 – 15 kg/1.000 m3 nước/lần, và bón 2 lần/ngày. Khi độ kiềm giảm xuống dưới 100 ppm thì phải nâng kiềm bằng soda, khoáng kết hợp với canxi để duy trì độ kiềm > 120 ppm. Nếu mưa to kéo dài, độ mặn trong nước ao giảm xuống thì phải cấp thêm nước biển (đã qua xử lý) để ổn định áp suất thẩm thấu của tôm. Việc bổ sung thêm nước biển có thể sẽ làm cho tôm bị sốc, do đó để chống sốc cho tôm người nuôi cần sử dụng chất điện giải, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Sau mỗi đợt mưa lạnh, trời chuyển nắng, nhiệt độ nước tăng, người nuôi chưa nên tăng ngay lượng thức ăn cho tôm mà thay vào đó cần thay nước, diệt khuẩn và cấy lại men vi sinh sau 24 giờ.
Để tôm khỏe mạnh, trong quá trình nuôi cần sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc tôm sông như men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan,…
Tham khảo thêm các thông tin về nuôi tôm tại:
Thế giới Tôm
- Website: thegioitom.com
- Facebook:
- Số điện thoại: 0971 890 120