Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

6 Lý do chính khiến bạn không nên bỏ giấy vào bồn cầu

0

Cập nhật vào 08/04

Có hay không nên bỏ giấy vào bồn cầu? Đây chính là vấn đề đang được khá nhiều người quan tâm cũng như thảo luận. Vậy thì lý do gì khiến bạn không nên bỏ giấy vào bồn cầu. Hãy cùng công ty thông cống nghẹt Minh Đức tìm hiểu về 6 lý do chính bạn không nên bỏ giấy vào bồn vệ sinh nhé!

1. Có hay không nên bỏ giấy vào bồn cầu? 

Có nhiều người cho rằng bồn cầu chính là thiết bị thần thánh có thể xả sạch các chất thải, giấy vệ sinh và rất nhiều thứ khác nữa. Hơn nữa giấy vệ sinh được sản xuất với kết cấu dễ tan trong nước nên chúng rất dễ dàng bị cuốn trôi mỗi khi xả nước. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể xả giấy vào trong bồn cầu, vừa gọn gàng mà lại sạch sẽ nữa. Còn có một số người thì cho rằng không nên cho giấy vào bồn cầu vì nó có thể khiến cho bồn cầu bị tắc, ảnh hưởng đến đường ống thoát chất thải. Vậy trong thực tế thì có nên vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay không?

Thật ra, trước đây giấy vệ sinh thường được sản xuất khá mỏng, dễ bị mụn khi gặp nước nên có thể cho vào bồn cầu rồi xả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh vừa mềm, mịn và dai đã khiến cho giấy vệ sinh mất nhiều thời gian hoặc khó có thể tan được trong nước. Vì vậy, nếu bỏ những loại giấy này vào bồn cầu sẽ làm tốc độ xả thải chậm lại, nếu bỏ quá nhiều còn khiến bồn cầu bị tắc nghẹt.

Ngoài ra, vấn đề có nên xả giấy vệ sinh vào bồn cầu hay không sẽ còn phụ thuộc vào vấn đề độ rộng của ống nước. Nếu hệ thống cấp cấp thoát nước tiêu dùng của khu bạn mạnh và vận động giỏi thì có thể cho giấy vào bồn cầu. Nhưng nếu hệ thống này hoạt động kém, xệ thì bạn không nên cho giấy vệ sinh vào bồn cầu.

2. 6 Lý do chính bạn không bỏ giấy vào bồn cầu

Vì sao chúng ta không nên bỏ giấy vào bồn cầu? luôn là câu hot được nhiều người quan tâm cũng như tìm đáp án. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 6 lý do không nên vứt giấy xuống bồn cầu ngay sau đây nhé! 

2.1. Vứt giấy xuống bồn cầu có thể gây tắc nghẽn 

Có nhiều người sẽ phủ nhận rằng giấy vệ sinh rất mềm và mỏng, dễ bị phân hủy thì làm sao có thể gây tắc nghẽn bồn cầu được. Điều này tuy đúng nhưng chỉ có thể áp dụng với những loại giấy vệ sinh mỏng, mềm và dễ phân hủy mà thôi. Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại giấy vệ sinh khó phân hủy, vô tình tạo ra áp lực cho bồn cầu và còn có thể khiến cho bồn cầu bị tắc nghẽn. 

Đó là chưa kể đến trường hợp nếu sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh cùng lúc khiến cho bồn cầu không kịp xử lý gây ra tắc nghẽn, nếu như chỉ là tắc nghẽn nhẹ thì còn tự xử lý được. Tuy nhiên, nếu bồn cầu bị tắc nghẽn nặng thì bạn phải tốn khá nhiều chi phí để tìm dịch vụ chuyên nghiệp xử lý. 

2.2. Khiến cho bể chứa và bể phốt giảm tuổi thọ

Thật ra, việc xây dựng nhà vệ sinh đã hiện đại hóa từ khá lâu, thậm chí các gia đình có điều kiện còn xây dựng nhà vệ sinh hiện đại từ đầu những năm 2000, chúng có thể có tuổi thọ ngang bằng với chính ngôi nhà của bạn. Có nhiều người sẽ không tin tưởng vào vấn đề này, nhưng để sử dụng được lâu như vậy thì chắc chắn người sử dụng đã vô cùng cẩn thận cũng như bảo quản chúng rất tốt.

Với tuổi thọ cao như vậy, khả năng xử lý giấy vệ sinh của các loại bồn cầu này thường không tốt như các loại bây giờ. Vì vậy, mỗi gia đình cần phải biết và nắm rõ phương pháp bảo quản, sử dụng chúng để nâng cao tuổi đời hơn, tránh xảy ra tình trạng bể phốt không có khả năng xử lý và gây ô nhiễm môi trường.

2.3.  Bỏ các loại giấy cứng, vật nhựa cứng xuống bồn cầu

Điều này có khá nhiều gia đình đã gặp phải bởi chúng ta không thể đảm bảo 100% rằng bồn cầu nhà mình luôn an toàn, không có vật lạ rơi xuống khi sử dụng. Đôi khi chính sự tinh nghịch của trẻ nên chúng đã làm rời các dị vật vào bồn cầu mà không hề nhận thấy hậu quả mà chúng gây nên. Chính vì vậy, người lớn trong gia đình nên nhắc nhở và làm gương cho trẻ ngay từ nhỏ khi không cho giấy cứng hay các dị vật vào bồn cầu, giúp bảo quản và giữ gìn bồn cầu an toàn, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. 

Trường hợp có các dị vật lạ rơi vào gây tắc nghẽn bồn cầu, bạn nên gọi cho đơn vị thông tắc bồn cầu chuyên nghiệp để họ xử lý. Vì nếu không xử lý thì nhà vệ sinh của bạn không chỉ không sử dụng được mà còn gây ra mùi hôi thối khó chịu nữa. 

2.4. Hệ thống xả nước bị ảnh hưởng vì cho giấy vào bồn cầu 

Nhà vệ sinh thường được thiết kế, lắp đặt theo nhiều kiểu khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Vì thế quy mô, diện tích và hệ thống cấp thoát nước mà phương pháp lắp đặt hệ thống xả nước cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. 

Có thể hệ thống thoát nước của một số gia đình sẽ mạnh, nếu như vậy thì khả năng xử lý và phân hủy rác cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải hệ thống xử lý và xả nước nào cũng như vậy, có nhiều nhà vệ sinh chỉ có đủ lượng nước để xả phân xuống hầm cầu. Nên nếu có thêm các rác thải thì chúng không thể xử lý được. 

2.5. Bể phốt nhanh đầy do bỏ giấy vào bồn cầu

Cũng tương tự như các lý do ở trên, nếu bồn cầu nhà bạn đã có tuổi đời lâu năm, trong quá trình sử dụng chắc chắn có rất nhiều rác thải khiến cho bể phốt bị đầy, nếu cho thêm giấy vệ sinh vào sẽ khiến cho tình trạng tắc nghẽn bồn cầu trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này thường dễ dàng nhận thấy do nước xả bồn cầu chảy chậm, xuất hiện bọt khí hay gây mùi hôi khó chịu. Và hiện tượng rõ ràng để nhận thấy nhất chính là bể phốt bị tràn, bị ngất ra bên ngoài môi trường gây ô nhiễm.

2.6. Không cho giấy vào bồn cầu giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa

Không chỉ ở các nhà hàng, công ty, doanh nghiệp mà việc không cho giấy xuống bồn cầu ngay tại nhà cũng là phương pháp giúp tiết kiệm được chi phí sửa chữa hơn nếu gặp vấn đề như tắc nghẽn bồn cầu, hay bể phốt đầy. 

Ngoài ra, việc tắc nghẽn bồn cầu thì một số gia đình cũng có thể tự sửa chữa được, nhưng cần phải có các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ thì quá trình thông tắc mới diễn ra dễ dàng được. Nếu như bồn cầu bị tắc nghẽn nặng ảnh hưởng đến không khí trong nhà vệ sinh, gây mùi hôi khó chịu không thể tự xử lý được thì bạn cần liên hệ ngay với những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để giải quyết.

3. Một số giải pháp thay thế, hay hạn chế việc sử dụng giấy vệ sinh hiện nay 

Trong nhà vệ sinh nên có một thùng rác với nắp đậy và bên trong thì có bao ni lông màu đen để đựng giấy vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh bạn có thể vứt giấy vào trong thùng rác và đậy lại. 

Dùng vòi xịt nước để làm sạch hậu môn và bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh. Nếu các bạn nam sử dụng phương pháp này thì không cần phải dùng nước mà còn sạch sẽ hơn khi sử dụng giấy rất nhiều. Với các bạn nữ thì sẽ tiết kiệm thêm khá nhiều giấy vì chỉ sử dụng giấy để thấm nước.

Sử dụng các loại bồn cầu hiện đại, thông minh có chức năng phun nước tự động sau khi đi vệ sinh.

4. Một số vật dụng khác không nên cho vào bồn cầu 

– Chỉ nha khoa: Vật dụng này rất khó để có thể phân hủy được, nên khi bạn vô tình vứt nó xuống bông cầu sẽ có nguy cơ gây tắc đường ống. 

– Giấy ướt: Hiện nay, giấy ướt đang dần trở thành vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng là nó không thể phân hủy được trong nước nên nếu bạn đang có thói quen vứt giấy ướt vào bồn cầu thì cần phải bỏ ngay đi.

Với lực xả mạnh từ nước thì chúng vẫn có thể trôi xuống hầm cầu. Tuy nhiên khi xuống hầm cầu rồi chúng lại không thể phân hủy, kết hợp cùng các chất thải có trong bồn cầu tạo ra một quả bóng chặn lại đường cống thoát chất thải, gây tắc nghẽn bồn cầu. 

– Bao cao su: Đây là vật dụng được biết đến thường xuyên bị vứt vào bồn cầu trong khi chúng không có khả năng phân hủy. Bởi vì bao cao su có thể dính chặt vào thành ống thải nên thường xuyên gây cản trở cho sự lưu thông của dòng nước trong bồn cầu, nguy cơ gây tắc bồn cầu cao.

– Băng vệ sinh: Đây là vật dụng được sản xuất có chức năng hút ẩm và nước rất tốt, khi tiếp xúc với nước thường bị phình căng lên. Nên nếu bạn vứt băng vệ sinh vào bồn cầu có thể khiến đường ống thoát chất thải nhà bạn bị tắc nghẹt. 

– Các chất thải như đây mỡ: Là một loại chất lỏng béo, nếu đổ dầu mỡ vào bồn cầu sẽ khiến cho chất lỏng của mỡ quánh dính lại và bám vào thành két. Mỡ lại không thể tan trong nước được nên gây khó khăn trong việc cuốn trôi các chất thải trong bồn cầu. 

– Thuốc: Có khá nhiều người có thói quen tiện tay đổ thuốc không còn sử dụng nữa hay hết hạn vào bồn cầu, điều này thường khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm. Có một số khu vực nước thải hầu hết sẽ chảy trực tiếp vào sông hoặc hồ. 

– Thuốc lá: Thông thường có khá nhiều người có thói quen cứ hút thuốc xong lại vứt xuống bồn cầu. Thói quen này cần được loại bỏ vì tàn thuốc thường khó trôi xuống cống hơn bình thường và nó cũng có thể khiến cho bồn cầu nhà bạn bị tắc nghẹt nữa. 

– Bằng gạt: Các loại băng gạc đều được làm từ vải và nhựa, nên khi vứt xuống bồn cầu sẽ tạo thành mớ hỗn độn gây tắc nghẹt bồn cầu.

– Phân mèo: Sau khi mèo đi vệ sinh xong nếu bạn đem đổ ngay xuống bồn cầu sẽ gây ra mùi hôi rất khó chịu. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đem phân mèo đổ vào thùng rác.

– Tã lót trẻ em: Cũng giống như băng vệ sinh, bạn không nên vứt tã lót của trẻ xuống bồn cầu vì nó còn có kích thước lớn hơn cả băng vệ sinh nên nếu cho xuống bồn cầu chắc chắn sẽ gây tắc.

– Bông gòn: khả năng hút nước của bông gòn khá tốt nên sau khi sử dụng bạn nên vứt vào thùng rác mà không nên cho vào bồn cầu. 

– Thực phẩm: Các loại thực phẩm từ thức ăn thừa bạn cần phải vứt ngay vào thùng rác mà không nên vứt vào bồn cầu gây tắc nghẹt đường ống. Nhiều lúc bạn thường tiện tay vứt luôn chúng vào bồn cầu thay vì phải tốn công đi vứt. Tuy nhiên, nếu cứ để tình trạng này diễn ra sẽ khiến bồn cầu bị tắc nghẹt ngày càng nặng, phải sử dụng đến dịch vụ thông tắc bồn cầu. 

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp nhằm giải đáp thắc mắc có nên cho giấy vào bồn cầu hay không. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn nhận biết được những tác hại khi cho giấy vào bồn cầu. 

CÔNG TY THÔNG CỐNG NGHẸT MINH ĐỨC

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.