Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mực ván: Món ngon – bài thuốc quý

0

Cập nhật vào 13/12

Mực ván là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Các món ăn từ mực ván luôn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai biết ngoài là nguyên liệu nấu ăn, mực ván còn là bài thuốc quý trong dân gian, có công dụng chữa nhiều loại bệnh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về mực ván

Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Cá mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân.

Phần đầu có 8-10 tay (tua cuốn) với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng cơ thể, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp, bọc một lớp sừng mỏng. Mực nang có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống thành từng đàn ở tầng nước sâu có độ mặn cao. Mực nang ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn.

mực ván - bài thuốc quý
Mực sống thành đàn, gồm đầu và thân, các xúc tu dài có giác bám

Mùa sinh đẻ của mực từ tháng 4 đến tháng 9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác từ tháng 6 đến tháng 8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.

Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, photphat, sunfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng chỉ huyết, làm se. Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protit, lipid, canxi, photpho, sắt vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh.

Xem thêm :  Mách bạn bí quyết làm giá đỗ cực ngon

2. Thuốc chữa bệnh từ thịt cá mực

  • Chữa tắc kinh: Thịt cá mực tươi 1 con, nhân hạt đào 15 g, nấu chín, ăn hết một lần.
  • Bổ máu, tăng cường thể lực cho phụ nữ sau sinh: Thịt cá mực tươi 250 g, rửa sạch, thái nhỏ, xào chín với ít muối và 1-2 thìa nước gừng, ăn trong bữa cơm hằng ngày.
  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ, hạ huyết áp: Thịt cá mực tươi 50-100 g thái miếng, luộc chín, để ráo, cho vào bát cùng với gừng 5 g, hành 10 g, giấm 10 g, dầu vừng đen 10 g, muối ăn 5 g. Tất cả trộn đều, ăn trong ngày.

3. Thuốc chữa bệnh từ mai mực

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cách bào chế mai mực để dùng tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột, sao kỹ.

mực ván - bài thuốc quý
Mai mực là vị thuốc chữa được nhiều bệnh

Mai mực có tác dụng thông huyết mạch, khử hàn thấp và cầm máu, thường dùng để chữa thổ huyết, ho, nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài xuất huyết, phụ nữ bị bế kinh. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, người âm hư thì không nên dùng.

Một số bài thuốc có thành phần mai mực như sau:

  • Cầm máu vết thương: Dùng bột mai mực tán rắc vào vết thương để cầm máu: từ 4-8 gam bột.
  • Chữa nôn hoặc ho ra máu (thổ huyết): Mai mực (ô tắc cột) tán nhỏ ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 2 gam với nước hoặc nước cơm để chữa nôn hoặc ho ra máu.
  • Chữa viêm tai giữa: Người bị viêm tai giữa, tai có mủ có thể dùng 2 gam mai mực (ô tắc cột), xạ hương 0,4 gam tán nhỏ, chấm vào bông tăm vào tai.
  • Chữa âm hộ lở loét: Dùng mai mực (ô tắc cột) đốt thành than trộn với lòng đỏ trứng gà để bôi vào chỗ lở loét của âm hộ.
  • Chữa viêm loét dạ dày-tá tràng: Mai mực 40g, cam thảo 24g, thổ bối mẫu 12g. Đem các vị tán nhỏ thành bột. Người lớn mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần vào lúc đói.
  • Trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4-8g bột mai mực. Dùng 7-10 ngày, nghỉ 1 tuần, sau lại dùng tiếp nếu cần thiết.
  • Chữa đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột mỗi lần uống 4-8g với nước hoặc nước cơm.
  • Bài thuốc giảm táo bón và ợ chua, ợ hơi: Thổ bối mẫu 6g, cam thảo 12g và mai mực 20g tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6g uống trước khi ăn 30 phút và dùng 2 lần/ ngày.
  • Chứng băng huyết ở nữ giới, xuất huyết trĩ, đại tiện ra máu: Cam thảo 4g, tông thán, ngũ bội tử mỗi thứ 6g, xuyến thảo 8g, mẫu lệ, bạch truật, long cốt, địa du, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g, mai mực 16g. Uống hàng ngày.
  • Chữa bạch đới: Đem các dược liệu gồm Than quán chúng 30g, mai mực 63g và củ tam thất 8g nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g uống cùng với nước sôi. Dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Lưu ý khi dùng dược liệu mai mực

Mai mực là vị thuốc quý, có đặc tính dược lý đa dạng. Tuy nhiên khi dùng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Không dùng dược liệu mai mực cho người có da nhiệt và âm hư.
  • Dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây táo bón. Nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định thuốc nhuận tràng, đồng thời cần ăn nhiều rau xanh và bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Dùng mai mực dạng bột có tác dụng cầm máu tốt hơn dạng sắc.

Tự ý dùng bài thuốc chữa bệnh từ mai mực có thể không đem lại tác dụng như mong muốn và tăng nguy cơ phát sinh các tình huống rủi ro. Do đó trước khi dùng dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.